Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em Suy dinh dưỡng là trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, nhà trường, gia đình và xã hội
Suy dinh dưỡng là cơ thể trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết, làm ảnh hưởng hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển và tăng trưởng ở trẻ nhỏ. Đây là một trong những điều khiến các bậc phụ huynh lo lắng.
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển gây nên 10 triệu ca tử vong mỗi năm. Và bệnh suy dinh dưỡng góp phần vào 55% tỉ lệ tử vong của trẻ em toàn cầu. Ở Việt Nam, theo điều tra về tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em các tỉnh phía Nam của Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 1998, phân loại dựa vào cân nặng và chiều cao cho thấy: 24% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 6 tháng, 47% ở trẻ dưới 5 tuổi và 70% ở trẻ dưới 15 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở các mức độ từ nhẹ đến nặng, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Trong đường ruột có tới 85% là vi khuẩn có lợi và 15% là vi khuẩn có hại, chúng lập nên một hệ cân bằng vi sinh đường ruột. Hệ cân bằng này giúp kích thích miễn dịch, nâng cao đề kháng, bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ trước mọi tác nhân gây bệnh. Ngoài ra nó còn có tác dụng giúp tăng cường khả năng tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ hấp thu dễ dàng hơn. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó (ví dụ như: Sử dụng kháng sinh lâu ngày, ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, trẻ mắc phải nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…) làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây giảm hấp thu, khiến trẻ dễ gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng. Điều này gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ.
Thiếu Enzyme tiêu hóa: Enzyme đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa, giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Vì vậy sẽ gây ra tình trạng trẻ ăn nhiều mà không thấy tăng cân và thậm chí là suy dinh dưỡng.
Bé mắc các bệnh lý của ống tiêu hóa: Các bệnh lý như viêm ruột, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích ruột… làm trẻ em chán ăn, giảm khả năng hấp thu của trẻ gây suy dinh dưỡng ở trẻ.
Sử dụng thuốc không đúng cách: Do hệ miễn dịch còn non yếu nên trẻ rất hay gặp các tình trạng về viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa… Khi trẻ bị bệnh, mẹ thường tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị cho con. Nhưng đáng tiếc thay, kháng sinh không chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại mà nó còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột của trẻ, gây tình trạng kém hấp thu, suy dinh dưỡng. Một lời khuyên cho các mẹ là khi con gặp các vấn đề viêm nhiễm, nên đưa trẻ đến bác sĩ để có những cách giải quyết hợp lý. Khi sử dụng kháng sinh cho trẻ mẹ nên sử dụng kèm men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Giai đoạn bào thai: Trong giai đoạn mang thai người mẹ không ăn uống đầy đủ, khiến trẻ thiếu dinh dưỡng cần thiết nên có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng từ trong bào thai. Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sinh non không đủ tháng kèm theo là tình trạng sinh non khi bé chưa đủ tháng.
Giai đoạn cho con bú: Khi con được sinh ra, mẹ bị mất sữa, hoặc vì một lý do nào đó phải nuôi con hoàn toàn bằng sữa công thức, hoặc cho con cai sữa quá sớm… sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra nó còn làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ nhỏ do không nhận đủ nguồn dinh dưỡng và các kháng thể từ nguồn sữa mẹ dẫn đến trẻ gầy, yếu ớt, chậm phát triển hơn những đứa trẻ cùng độ tuổi.
Giai đoạn trẻ ăn dặm: Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm cho con ăn dặm phù hợp nhất là từ 6 tháng tuổi. Sai lầm của các mẹ là cho con ăn quá sớm hoặc quá muộn. Nếu cho trẻ ăn quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện sẽ khiến trẻ khó hấp thu thức ăn, khó tiêu, gầy yếu. Còn khi cho trẻ ăn dặm quá muộn sẽ làm trẻ tăng trưởng chậm do thiếu năng lượng, thiếu máu, thiếu sắt vô tình gây suy dinh dưỡng ở trẻ.
Khi con lớn hơn một chút: Chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Khi trẻ đầy đủ các dưỡng chất trẻ sẽ phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần, một chế độ ăn đầy đủ bao gồm đủ 4 nhóm: Glucid, protid, lipid, vitamin và chất khoáng giúp trẻ ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng tốt giúp tránh được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều mẹ không chú ý đến điều này, các món mà con ăn hàng ngày thường sẽ là những món khoái khẩu của con và ăn trong một thời gian dài, điều này ảnh hưởng không tốt đối sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài ra, mẹ nên chú ý khi chế biến thức ăn cho con, nguyên liệu nên là đồ tươi sống, hạn chế đồ ướp lạnh, giã đông vì điều này không chỉ giảm giá trị phần trăm dinh dưỡng mà còn giảm mùi vị khiến trẻ không muốn ăn.
Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ không chỉ làm chậm phát triển thể chất, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về trí tuệ, khiến trẻ kém thông minh, chậm chạp, hạn chế giao tiếp, học tập kém, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Chưa hết, trẻ suy dinh dưỡng thường có sức đề kháng kém dẫn đến hay mắc các bệnh lý do virus, vi khuẩn và khả năng hồi phục cũng chậm hơn so với các trẻ bình thường khác. Đối với những trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và kèm thêm các bệnh lý nghiêm trọng khác sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn bình thường.
Để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ cần áp dụng các biện pháp sau:
Cần chăm sóc con từ trong bụng mẹ bằng một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đồng thời theo dõi cân nặng của mẹ theo từng tháng để thấy được sự phát triển của con, khám thai định kỳ.
Vì sữa mẹ có vai trò quan trọng trong những tháng đầu đời của con nhỏ. Vì vậy nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu và kéo dài từ 18 – 24 tháng.
Khi trẻ trên 1 tuổi, nên đa dạng các thực phẩm cho trẻ đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Mẹ có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn hơn để cải thiện khẩu vị của con.
Cho con ăn dặm đúng thời điểm, luyện tập cho con thói quen ăn uống đúng giờ, trong quá trình ăn tập trung vào bữa ăn, không nên có mặt những thiết bị điện tử để bé không bị ảnh hưởng trong quá trình ăn.
Khi gặp các bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp, tiêu hóa không nên tự ý sử dụng kháng sinh mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Khi gặp một số vấn đề về sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột mẹ nên bổ sung men tiêu hóa cho con giúp ổn định đường ruột phòng các bệnh về đường tiêu hóa.
Để ngăn chặn tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, mẹ có thể sử dụng cho bé các thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp giải quyết các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, kém hấp thu cho trẻ. Bởi nó bổ sung chủng men vi sinh tốt có khả năng sống sót cao ở môi trường acid đường tiêu hóa kèm các acid amim và các thảo dược giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động ngày càng khỏe mạnh hơn.
Tập đoàn KHCN Hoàng Việt là đơn vị chuyên nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, với sự chung tay của nhiều nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực trong đó có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục như: PGS. TS. NGND. NGUYỄN VÕ KỲ ANH, Nguyên vụ trưởn, Vụ giáo dục thể chất, Bộ giáo dục Đào tạo. Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con Người IPD, Phó chủ tịch Hội GDCSSK Cộng đồng Việt Nam. Đến nay Tập đoàn KHCN Hoàng Việt đã nghiên cứu và tổ chức thành công chương trình “SỨC KHOẺ HỌC ĐƯỜNG” trong đó đối tượng trẻ em thuộc nhóm suy dinh dưỡng được các chuyên gia và lãnh đạo Tập đoàn đặc biệt quan tâm. Đến nay chương trình “SỨC KHOẺ HỌC ĐƯỜNG” đã được triển khai rộng rãi trên nhiều tỉnh thành cho hàng trăm trường mầm non có các cháu suy dinh dưỡng đang theo học ở nhà trường. Chương trình được triển khai hai nội dung chính là: Tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị, tập huấn nâng cao nhận thức chăm sóc trẻ em cho giáo viên, nhà trường, phụ huynh học sinh để có thêm các kiến thức chuyên sâu để chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi và đánh giá tình trạng sức khoẻ của trẻ em suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó Tập đoàn KHCN Hoàng Việt đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm Sữa non cao cấp DHA PLUS để cung cấp dinh dưỡng chất lượng cao cho trẻ em, đặc biệt là đối với nhóm trẻ em suy dinh dưỡng
Bước đầu sau gần 1 năm triển khai thực hiện dự án “SỨC KHOẺ HỌC ĐƯỜNG” theo đánh giá của nhà trường, phụ huynh học sinh chương trình “SỨC KHOẺ HỌC ĐƯỜNG” đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho trẻ em suy dinh dưỡng