Cây cỏ ngọt có nhiều công dụng trong y học nhưng ít người biết rằng cách đây 33 năm, nó được GS Trần Đình Long nhân giống từ một cây duy nhất.
GS Trần Đình Long vẫn chưa quên cảm xúc khi nhận nhiệm vụ lai tạo giống cỏ ngọt cách đây mấy chục năm trước. Khi đó ông đang công tác tại Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Đó là năm 1988, trong chuyến công tác tại châu Mỹ Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang về nước cây cỏ ngọt. Đại tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiên cứu với mục tiêu có thể trồng loài cây này ở Việt Nam.
GS Long được giao nhiệm vụ. “Tôi rất lo lắng!”, ông kể lại. Khi đó, cây cỏ ngọt ở Việt Nam vẫn còn quá mới mẻ. “Tôi áp lực vì duy trì cho cây sống được đã khó, nhân giống nó lại càng khó hơn”, ông Long nói.
Ban đầu, GS Long cũng không biết đó là cây gì. “Tôi chỉ đoán, chắc nó như cây mía ở Việt Nam thôi. Nhưng nghiên cứu sâu thì không phải”, ông nhớ lại.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm yếu kém, thô sơ, vật liệu để thực hiện nhân giống là một cây cỏ ngọt duy nhất, ông lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Để nhân giống, có rất nhiều cách như phân lập cây để nuôi cấy mô, trồng cho cây ra hoa rồi lấy hạt nhân giống. Ông thực hiện tất cả các phương pháp trong hiểu biết của mình. Bằng mọi cách phải hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nuôi cấy mô là chuyên môn của ông, dù điều kiện phòng thí nghiệm thô sơ, ông vẫn tạo ra các cây giống bằng phương pháp này. Sang đến phương pháp nhân giống bằng hạt, GS Long khi đó khá “hoảng” vì cây trồng sinh trưởng tốt, nhưng không cho ra hoa. Điều kiện khí hậu ở Hà Nội khi đó không phải là môi trường tối ưu cho cây phát triển. Ông đem cây cỏ ngọt vào Đà Lạt trồng trong 2 năm. May mắn, cây đã ra hoa, có nguyên liệu để nhân giống theo cách thứ 2.
Từ cây cỏ ngọt duy nhất này, sau 5 năm phân lập, nuôi cấy mô, nhân giống, GS Long cho ra đời được giống cỏ ngọt ST88. Giống cỏ này được công nhận giống quốc gia năm 1995.
GS Long kể, khi đó, nhiều nông dân ở Bắc Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh… mua được đài cassette, vô tuyến nhờ trồng cỏ ngọt. Nhiều cán bộ Viện Khoa học Nông nghiệp cũng có thu nhập cao hơn lương nhờ trồng cỏ ngọt, bán giống lại cho nông dân. Niềm vui của ông nhân đôi cùng với nụ cười của người nông dân khi đó.
Sau này, các giống cỏ ngọt ST99, ST77 cũng ra đời trên nền tảng nghiên cứu giống cỏ ngọt đầu tiên, với lượng đường tăng cao hơn khoảng 25%. Hiện giống này được người nông dân trồng chủ yếu cung cấp làm nguyên liệu cho thuốc Đông y.
GS Long mong mỏi Việt Nam sẽ có dây chuyền sản xuất đường từ cỏ ngọt để đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Loài cây này cho lượng đường ngọt gấp 300 lần so với đường mía, nhưng lại không có năng lượng, phù hợp cho người tiểu đường, béo phì.
Theo y học cổ truyền, cỏ ngọt với vị ngọt thanh tự nhiên và không mang năng lượng nên được sử dụng như một loại trà có tác dụng điều vị, lợi tiểu, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như: Giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.
Cây cỏ ngọt chỉ là một trong số 26 giống cây trồng, trong đó có 10 giống đậu tương, 6 giống lạc mới và 4 giống đậu xanh, 3 giống cỏ ngọt được công nhận là giống quốc gia mà GS Long là tác giả.
Năm nay GS. Viện sĩ Trần Đình Long đã 83 tuổi, nhưng có đến hơn 60 năm nghiên cứu, gắn bó với ngành khoa học nông nghiệp. Ông cho rằng, Việt Nam có nhiều thế mạnh về nông nghiệp nhưng chưa tận dụng được hết, việc đầu tư cũng chưa bài bản, có trọng tâm. Vì vậy thu nhập từ nông nghiệp chưa đem lại giá trị cao bởi xuất khẩu thô vẫn chiếm thế chủ đạo, không có sản phẩm nông nghiệp thương hiệu thế giới.
GS.VS Trần Đình Long vẫn đau đáu, làm thế nào để Việt Nam phát huy được thế mạnh, đưa nền nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế. Ở nhiều hội nghị, hội thảo, ông vẫn miệt mài đề xuất kiến nghị. Ông cho rằng, phải phát triển một nền nông nghiệp bền vững, sản xuất theo chuỗi giá trị, giảm xuất thô, coi khoa học công nghệ là cốt lõi để tăng giá trị nông sản. Làm được như thế, nông sản không chỉ đem lại 41 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu nông sản như hiện nay mà phải từ 400 tỉ USD trở lên.
Tôi rất vui mừng khi Tập đoàn KHCN Hoàng Việt là một đơn vị tư nhân, là một Doanh nghiệp đã biết cách hội tụ rất nhiều yếu tố: Khoa học – Công nghệ, các dược liệu quý hiếm cùng các chuyên gia tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực cùng với đội ngũ lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm, có TÂM – có TẦM đã hết sức nỗ lực để đầy tư sản xuất, kinh doanh hết sức bài bản chuyên nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân chủ động và đóng góp một phần nhỏ cho mục tiêu Quốc gia nhằm nâng cao TẦM VÓC trẻ em Việt
Tập đoàn đã biết cách kết hợp khéo léo nhiều dược liệu quý hiếm của Việt Nam như: Tảo xoắn Spirulina, Đông trùng hạ thảo, Trà hoa vàng, Đường từ Cây cỏ ngọt, Dây thìa canh, Giảo cổ lam … Với kinh nghiệm và những hiểu biết của tôi. Tôi cho rằng đây là phương pháp hết sức khoa học và hiệu quả, biết cách tận dụng nhiều dược liệu sẵn có tại Việt Nam giúp Doanh nghiệp sẻ tiết kiệm rất nhiều về chi phí để sản xuất ra một sản phẩm có chất lượng tốt nhưng giá thành lại rất hợp lý cho tài chính của Người dân Việt Nam
Tôi đặc biệt ấn tượng với Tập đoàn KHCN Hoàng Việt khi họ đã rất mạnh dạn sử dụng Đường từ cây cỏ ngọt để thay thế cho các loại đường khác để sử dụng sản xuất các sản phẩm chất lượng cao như: SỮA NON TẢO XOẮN SPIRULINA & ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO, SỮA NON CAO CẤP DHA PLUS, SỮA NON DHA MAMA, TRÀ HOA VÀNG HOÀNG NAM, YẾN SÀO CAO CẤP tôi cho rằng đây là cách làm hết sức đúng đắn của Tập đoàn KHCN Hoàng Việt để đuổi kịp xu thế hiện nay Người dân rất sợ khi sử dụng những sản phẩm có nhiều chất ngọt. Rất nhiều sản phẩm kể cả như sữa thì nhiều Người dân cũng lựa chọn sản phẩm sữa không đường để hạn chế nhiều tác động đặc biệt là tình trạng bệnh tiểu đường rất phổ biến ngày nay và số lượng người bệnh tiểu đường ngày một tăng cao
Theo tôi những dược liệu mà Tập đoàn KHCN Hoàng Việt đã khéo léo kết hợp để sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng cao để cung cấp cho Người dân Việt chăm sóc sức khoẻ chủ động là rất tốt. Những dược liệu này hoàn toàn không có các tác dụng phụ đến sức khoẻ Người dân, ngược lại theo Y học cổ truyền và Y học hiện đại ngày nay thì việc bổ sung dinh dưỡng và dược liệu hàng ngày để chăm sóc sức khoẻ chủ động là hết sức cần thiết.
Từ đó tôi thấy rằng các sản phẩm mà Tập đoàn KHCN Hoàng Việt đang cung cấp hiện nay đã được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học và được đánh giá rất cao, bên cạnh đó được người sử dụng rất ủng hộ và giúp người dùng yên tâm khi sử dụng những sản phẩm này. Đây cũng là một cách làm “ĐỔI MỚI – SÁNG TẠO” và khoa học của Tập đoàn để chung ta đóng góp một phần nhỏ cho Tầm nhìn – Chiến lược – Mục tiêu Quốc gia về “CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN CHỦ ĐỘNG”