ĐỀ XUẤT TƯ VẤN
CHO HỘI ĐỒNG QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
Chủ đề: “Giải pháp tăng cường dinh dưỡng hợp lý kết hợp với hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2023-2025”
- THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Võ kỳ Anh
Chức vụ: Phó Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đông VN, nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục thể chất – BGD&ĐT.
Đơn vị công tác: Viện Ngiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người – IPD
- NỘI DUNG TƯ VẤN
- Đề nghị Quí Thầy/cô cho ý kiến đánh giá về thực trạng triển khai công tác đảm bảo dinh dưỡng học đường, các mô hình đang triển khai thực hiện – Những mặt tốt? chưa tốt? những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất giải pháp?
1/Trong những năm gần đây, công tác dinh dưỡng học đường đã có sự quan tâm từ Đảng, Nhà nước, các bộ ngành ở TƯ đến các cấp chính quyền địa phương, các cơ sở quản lý GD và trường học các cấp, bậc học.
2/Bộ GD&ĐT đã phối hợp với BYT tiến hành nghiên cứu và chỉ đạo các sở, các nhà trường triển khai các mô hình bếp ăn học đường và đã có nhiều cơ sở GD thực hiện. Tuy nhiên cũng còn nhiều nơi chưa triển khai được tốt.
3/Trong quá trình chỉ đạo và triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế chưa đem lại hiệu quả thiết thực đối với đối tượng hưởng thu là trẻ em mầm non, học sinh phổ thông. Ngyên nhân là:
– Các cấp chỉ đạo về GD ở các địa phương từ tỉnh/thành, huyện, xã và các nhà trường chưa quán triệt, coi nhẹ việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh mà vẫn nặng về học tập văn hóa, thi cử.
– Ở thành phố, khu đô thị và một số vùng nông thôn, các cơ sở giaó dục, nhà trường đã có bếp ăn phục vụ học sinh, nhưng chủ yếu là do nguồn đóng góp của các gia đình học sinh nên chưa đảm bảo nhiều yếu tố cần và đủ để nâng cao chất lượng dinh dưỡng học đường nói chung và bếp ăn bán trú và nội trú ở các nhà trường nói riệng. Còn nhiều trường học, học sinh chưa được ăn bán trú tại trường.
– Cán bộ chỉ đạo, giáo viên, nhân viên y tế trường học và đội ngũ phục vụ bếp ăn học đường thiếu kiến thức và kỹ năng về dinh dưỡng và kỹ thuật chế biến món ăn, xây dựng thực đơn, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm v.v..
– Nhà trường chưa coi trọng giáo dục dinh dưỡng và rèn luyện thể lực cho học sinh, Chưa coi mảng giáo dục này là quan trọng trong giáo dục phát triển toàn diện con người.
Chưa có sự đồng lòng giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội về huy động đóng góp nguồn lực cho nà trường để đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh.
4/ Giải pháp:
– Phải tiếp tục tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về dinh dưỡng học đường và rèn luyện thể lực trẻ em, học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. của giáo viên và học sinh.
– Xây dựng các mô hình điểm về dinh dưỡng học đường và rèn luyện thể lực phù hợp với vùng miền, quy mô nhà trường, từ đó nhân rộng ra toàn quốc. Phổ biến, giới thiệu những mô hình tốt để các nhà trường chia sẻ, học tập, trao đổi kinh nghệm.
– Nhà trường chủ động phối hợp, vận động các gia đình, mạnh thường quân và các tổ chức xã hội đồng lòng ủng hộ việc tổ chức bếp ăn học đường, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em, hoc sinh.
– Trong quy hoạch, thiết kế, ngân sách xây dựng trường học phải có mục chi cho xây dựng cơ sở bếp ăn, phòng ăn cho học sinh.
- Đề nghị Quí Thầy/cô cho ý kiến đánh giá về vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác đảm bảo dinh dưỡng học đường, hoạt động thể lực của học sinh và và đề xuất giải pháp thúc đẩy sự phối hợp giữa 3 chủ thể này?
Công tác dinh dưỡng học đường và hoạt động thể lực của học sinh chỉ có thể thành công khi có sự đồng lòng ủng hộ, đóng góp có hiệu quả của gia đình và xã hội
Giải pháp:
– Các thành viên của trường phải tiếp cận các gia đình để tuyên truyền, vận động họ ủng hộ công tác dinh dưỡng học đường và rèn luyện thể lực của học sinh. Tránh để các gia đình gây áp lực cho con em mình trong học tập văn hóa, thi cử mà coi nhẹ mảng công tác này.
– Việc xây dựng bếp ăn phải chọn lựa mô hình phù hợp với hoàn cảnh từng địa phương mà các gia đình chấp nhận được.
– Nhà trường phải chủ động vận động các tổ chức xã hội, các mạnh thường quân ủng hộ nguồn lực để góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng dinh dưỡng học đường và điều kiện, phương tiện rèn luyện thể lực học sinh.
Lưu ý: Sự phối hợp giữa 3 chủ thể này chỉ có thể thành công khi Nhà trường chủ động tiếp cận thuyết phục.
- Đề nghị Quí Thầy/cô đề xuất các chính sách, quy định của pháp luật, quy định về quản lý nhà nước (xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch, kiểm tra giám sát) cần thiết để tạo thuận lợi trong triển khai công tác đảm bảo dinh dưỡng học đường?
1/Nhà nước, các ngành từ TƯ đến địa phương phải coi trọng nhiệm vụ công tác dinh dưỡng, rèn luyện thể lực, bảo vệ sức khỏe là rất quan trọng đối với nền giáo dục nước nhà để thực hiện mục tiêu xây dựng con người VN phát triển toàn diện và để trở thành công dân toàn cầu. Từ đó, có những chủ trương, quyết sách ưu tiên dành cho giáo dục, đào tạo.
2/ Ngành giáo dục và ngành y tế phải phối hợp ban hành các văn bản chỉ đạo quản lý có tính thực tiễn để hướng dẫn các địa phương, các nhà trường triển khai thực hiện.
3/Chính quyền các địa phương, các cấp quản lý giáo dục, từng nhà trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng cấp học, bậc học, trong năm học , từng học kỳ để phân công các giáo viện cán bộ triển khai theo chức năng của mỗi người.
4/ Việc kiểm tra giám sát mảng công tác dinh dưỡng học đường và rèn luyện thể lực học sinh là rất cần thiết, phải thực hiện định kỳ và đột xuất, kịp thời phát hiện các ưu diểm để nhân rộng thành quả, những thiếu sót, tồn tại để rút kinh nghiệm, khắc phục. Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với Bộ y tế xây dựng các mẫu phiếu kiểm tra giám sát đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, mới có thể đánh giá được khách quan. Cần thực hiện số hóa trong quản lý giám sát.
- Đề nghị Quí Thầy/cô cho ý kiến đánh giá cơ chế phối hợp giữa y tế và giáo dục như thế nào trong việc quản lý bữa ăn học đường, giám sát bảo đảm chất lượng trong các bữa ăn học đường và an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và đề xuất giải pháp?
Sự phối hợp của hai ngành y tế và giáo dục trong chỉ đạo triển khai thực hiện và quản lý bữa ăn học đường, giám sát chất lượng và an toàn thực phẩm là hết sức quan trọng và cần thiết từ cấp Bộ đến sở, huyện và y tế cơ sở với nhà trường.
Giải pháp:
– Hai ngành y tế và giáo dục phải phối hợp thường xuyên để theo dõi tình hình quản lý, tổ chức bữa ăn học đường tại các cơ sở giáo dục trong cả nước, thông qua đó nắm tình hình và quyết định việc kiểm tra giám sát định kỳ hay đột xuất.
– Khi thành lập các đoàn kiểm tra giám sát nhất thiết phải có đại diện của hai ngành cùng tham gia.
– Ngành y tế chịu trách nhiệm chính trong xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra, giám sát về mặt chuyên môn, kỹ thuật. Ngành giáo dục xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn về mặt tổ chức, triển khai, quản lý các công việc cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng dinh dưỡng bữa ăn học đường và đảm bảo an toàn thực phẩm
- Đề nghị Quí Thầy/cô đề xuất mô hình phù hợp về công tác đảm bảo dinh dưỡng học đường trong tình hình mới và phương thức triển khai các mô hình này?
Không có mô hình nào là có thể phù hợp với các cấp, bậc học, ngành học cả. Phải tùy theo đặc điểm, nguồn lục của từng địa phương, từng trường mà chọn lựa mô hình phù hợp dảm bảo dinh dưỡng học đường, xây dựng bếp ăn, thực đơn, thích hợp với sự phát triển cơ thể, tâm sinh lý của trẻ em, học sinh.
Hiện nay, trên toàn quốc đang tồn tại các mô hình sau:
Mô hình 1: Tổ chức bữa ăn học đường cho toàn trường bằng phương thức đấu thầu chọn Công ty phục vụ chịu toàn bộ trách nhiệm từ nguồn thực phẩm, chế biến và cung cấp xuất ăn hàng ngày cho nhà trường. Các cô giáo đảm nhận việc tiếp nhận và tổ chức cho trẻ em, học sinh ăn.
Mô hình này đang được thực hiện ở các trường có sĩ số học sinh đông, nhà trường không xây dựng bếp ăn.
Với mô hình này, nhà trường chỉ cần huy động nguồn kinh phí, còn mọi khâu khác do đơn vị nhận thầu chịu trách nhiệm.
Nhược điểm là nhà trường không quản lý được việc an toàn vệ sinh thực phẩm và khi có ngộ độc dễ xẩy ra hàng loạt;
Mô hình 2: Nhà trường ký kết với công ty cung cấp thực phẩm, bếp của nhà trường có đội ngũ cấp dưỡng chịu trách nhiệm lên thực đơn, chế biến, nấu các món ăn hàng ngày cho học sinh.
Mô hình này được thực hiện ở các nhà trường có sỉ số học sinh trên vài tram học sinh. Đa số trường ở đô thị tổ chức bếp ăn theo mô hình này.
Mô hình này đòi hỏi nhà trường phải xây dựng bếp ăn, có đội ngũ quản lý và cấp dưỡng để lên thực đơn, nấu ăn, giáo viên phải cùng tham gia chia xuất theo dõi bữa ăn của học sinh.
Mô hình 3: Nhà trường chịu trách nhiệm toàn bộ từ khâu mua sắm lương thực, thực phẩm, xây dựng thực đơn, tổ chức bếp ăn đến khâu phân xuất ăn, dọn dẹp vệ sinh…
Mô hình thường được thực hiện ở các trường có quy mô nhỏ, sỉ số học sinh ít.
Mô hình 4: Gia đình học sinh cung cấp lương thực, thực phẩm, nhà trường chế biến, nấu ăn cho học sinh.
Mô hình này được thực hiện ở các trường vùng nông thôn nghèo, cha mẹ không có khả năng đóng tiền ăn cho con.
Với mô hình này bữa ăn học đường không được đảm bảo chất lượng .
- Đề nghị Quí Thầy/cô đề xuất các giải pháp cụ thể về nguồn lực giúp đảm bảo thực hiện các chương trình, mô hình về dinh dưỡng học đường phối hợp với nâng cao hoạt động vận động cho trẻ em, học sinh?
Giải pháp:
Với mô hình 1:
1/ Nhà nước cần có chính sách ưu tiên thuế cho các công ty sản xuất, cung ứng lương thực thực phẩm và cung cấp bữa ăn cho các cơ sở trường học đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm giảm chi phí cho xuất ăn của học sinh.
2/ Các công ty đảm nhiệm cung cấp bữa ăn học đường phải đặt lợi ích đảm bảo sức khỏe cho học sinh làm hàng đầu, còn việc kinh doanh kiếm lời cần hợp lý, không chạy theo lợi nhuận cao đối với phục vụ dinh dưỡng học sinh. Các công ty này nên được cấp phép hành nghề do Bộ y tế đánh giá, cấp phép.
3/ Nhà trường căn cứ vào danh sách các công ty đáp ứng các tiêu chí (đã được Bộ y tế đánh giá, công nhận) để mời tham gia đấu thầu .
4/ Nhà trường cần tuyên truyền vận động gia đinh HS đóng góp kinh phí phù hợp, đảm bảo cho mọi HS đều được ăn bữa ăn bán trú tại trường.
5/ Nhà trường vận động các tổ chức, cá nhân mạnh thường quân ủng hộ thêm kinh phí, các nguồn lương thực thực phẩm, sữa… để giảm nhẹ đóng góp cho phụ huynh và tăng chất lượng dinh dưỡng cho học sinh.
6/ Cần quan tâm khâu kiểm tra, giám sát mọi công đoạn để đảm bảo chất lương dinh dưỡng và an toan VSTP, công khai minh bạch về tài chính, phòng tránh các biểu hiện tiêu cực.
Với mô hình 2:
1/ Cần khuyến khích các công ty, Hợp tác xã nông nghiệp chung cấp lương thực, thực phẩm cho các nhà trường đảm bảo các tiêu chí, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Và cũng được Nhà nước cho giảm thuế các sản phẩm phục vụ các trường học.
2/ Nhà trường phải có cơ sở vật chất để có thể tổ chức bếp ăn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh (đã được Bộ y tế qui định).
3/ Vận động xã hội hóa dể có thể xây dựng, duy trì bếp ăn và ngày càng nâng cao chất lượng cho bữa ăn của học sinh.
4/ Tuyên truyền vận động phụ huynh để đóng góp kinh phí hợp lý cho bữa ăn học đường.
5/ Cần quan tâm khâu kiểm tra, giám sát mọi công đoạn để đảm bảo chất lương dinh dưỡng và an toan VSTP, công khai minh bạch về tài chính, phòng tránh các biểu hiện tiêu cực.
Với mô hình 3:
1/ Nhà trường đảm nhận từ khâu mua sắm lương thực, thực phẩm đến chế biến nấu ăn, phân chia xuất ăn cho từng học sinh, đòi hỏi phải huy động được nguồn kinh phí để xây dựng bếp ăn, tuyển dụng nhân viên nhà bếp…
2/ Thường xuyên vận dộng gia đình HS, các mạnh thường quân ủng hộ kinh phí hoặc các sản phẩm để tăng thêm chất lượng dinh dưỡng bữa ăn cho HS.
3/ Cần quan tâm khâu kiểm tra, giám sát mọi công đoạn để đảm bảo chất lương dinh dưỡng và an toan VSTP, công khai minh bạch về tài chính, phòng tránh các biểu hiện tiêu cực.
Vói mô hình 4:
1/Không khuyến khích các nhà trường thực hiện mô hình này
2/ Tích cực vận dộng gia đình HS, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức xã hội ỏ địa phương ủng hộ kinh phí hoặc các sản phẩm để tăng thêm chất lượng dinh dưỡng bữa ăn cho HS.
- Các ý kiến khác
Mong Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực kiến nghị với Chính phủ để có ưu tiên cho mảng công tác dinh dưỡng và rèn luyên thể lực trong trường học cũng như công tác y tế trường học được coi trọng trong mục tiêu giáo dục và đào tạo của quốc gia.
Cần có cán bộ y tế trường học để họ vừa quản lý, tư vấn về sức khỏe học sinh, vừa kiểm tra giấm sát về dinh dưỡng trường học.